Wednesday, May 16, 2012

Nuoc sach bo hoang, nuoc ruong de... nau an

Cả làng phải dùng nước ruộng để nấu ăn, để sinh hoạt - chuyện tưởng như khó tin nhưng lại là thực tế ở nhiều khu dân cư thuộc xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Lo bệnh tật khi sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh nhưng người dân ở đây không có sự lựa chọn nào khác. Do khó khăn về nguồn vốn nên nhiều dự án quan trọng, cấp bách không đủ vốn thi công, nhiều doanh nghiệp khó khăn chồng chất. Giá trị đầu tư tại châu Á – TBD giảm 42% so với quý trước còn 11.6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm nay, theo công bố hôm 14/05 của CB Richard Ellis (CBRE) - tổ chức cung cấp dịch vụ bất động sản thương mại lớn nhất thế giới trong Báo cáo Thị trường vốn châu Á – TBD.

Một người dân múc nước ruộng về sinh hoạt (Ảnh: Báo Lao động)

Con mương dẫn nước về cánh đồng làng Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa từ lâu nay không chỉ có chức năng đưa nước vào ruộng mà nguồn nước ruộng đã được nhiều gia đình trong thôn dẫn về ao trong gia đình mình. Và nước ruộng chứa trong ao lại chính là nguồn nước sinh hoạt duy nhất của cả làng.
Còn với những gia đình không đào ao trong nhà thì công việc quen thuộc của họ trước mỗi lần nấu ăn là ra mương trước nhà để lấy nước dù biết nước ô nhiễm nặng nề thế nào. Gia đình chị Thiếu Thị Hường cũng nằm trong số đó. Theo những gì chị chia sẻ với chúng tôi, chị biết rõ, lâu nay những chai thuốc sâu hay xác súc vật chết cũng bị ném xuống mương. Thế nhưng, chị vẫn phải nhắm mắt sử dụng để nấu ăn và để uống với "hy vọng sau khi lắng lọng, nước sẽ trong hơn".
UBND xã Vạn Hưng khẳng định: Xã có 2600 hộ dân thì hơn một nửa, tức có đến 1300 hộ dân sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Trong đó, đáng lo ngại nhất là hai thôn Xuân Đông và Xuân Tây, có đến 800 hộ dân phải sử dụng nước ruộng cho sinh hoạt.
Người dân ở đây đã dùng nhiều cách để xử lý nước nhưng một điều chắc chắn là họ không thể đảm bảo đây là nước hợp vệ sinh, bởi nước ruộng, nước ở kênh mương không tránh khỏi thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
Thế nhưng, điều người dân bức xúc hơn là trong khi ngày ngày cả thôn âu lo khi sử dụng nước nhiễm bẩn thì công trình cấp nước sinh hoạt xây dựng vào năm 2005, với số vốn 2,7 tỷ đồng, chỉ hoạt động được một tháng rồi bỏ hoang từ đó đến nay. Vậy là các thôn Xuân Đông, Xuân Tây được tiếng là có công trình nước sạch nhưng giờ đây họ cũng bị mang một cái tiếng là phải sử dụng nước ruộng.
Nhiều kiến nghị được nêu lên trong suốt những năm qua, nhưng cho đến thời điểm này, người dân xã Vạn Hưng vẫn chưa biết đến bao giờ mới có một công trình cấp nước sạch để chấm dứt tình cảnh phải sử dụng nước ruộng cho sinh hoạt hàng ngày. Ông Cao Như Hoàng, trưởng thôn Xuân Tây cũng khẳng định, thôn đã nhiều lần kiến nghị nhưng "chưa thấy gì". Theo ông Hoàng, "có lẽ ở tỉnh chưa có kinh phí để kéo đường nước từ Đá Bàn về".
Hướng giải quyết được tỉnh Khánh Hòa đưa ra là đầu từ hệ thống nước tự chảy từ một xã lân cận về xã Vạn Hưng. Thế nhưng, hiện tại dự án này chỉ mới hoàn tất giai đoạn một, đưa nước về xã. Còn giai đoạn 2 là thi công đường nhánh của ống dẫn nước đến các gia đình với số vốn hơn 10 tỷ đồng thì chưa biết đến bao giờ mới triển khai.
Đó là chưa nói, hệ thống nước tự chảy này, nếu hoàn thành cũng không thể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ở các thôn Xuân Tây, Xuân Đông. Điều đó cũng đồng nghĩa, người dân ở các làng này sẽ phải còn dùng nước ruộng cho sinh hoạt hàng ngày.
Trong lúc chờ đợi, lại thêm nhiều bữa cơm được nấu trong âu lo bằng nước ruộng. Nhiều người trong làng cũng bắt đầu mắc những căn bệnh mà theo phán đoán của người dân, bắt nguồn từ việc phải dùng nước ruộng.


Tác giả : Tấn Quýnh

Ý kiến bạn đọc ( 0 )

Ý kiến của bạn về bài viết: Nước sạch bỏ hoang, nước ruộng để... nấu ăn

Ý kiên của bạn

Doanh thu của Vinashin giảm hơn 80%
Thông tin trên vừa được Bộ Giao thông Vận tải đưa ra trong báo cáo tình hình thực hiện các dự án, hoạt động chung của ngành giao thông trong năm 2011 và 3 tháng đầu năm 2012, gửi Thường trực Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.

Theo đó, giá trị sản xuất công nghiệp giao thông vận tải trong quý vừa qua chỉ đạt 1.908,2 tỷ đồng, bằng 13% kế hoạch năm, giảm 55,6% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt 1.111,5 tỷ đồng, đạt 7,8% kế hoạch năm, giảm 55,1%.

Hai doanh nghiệp lớn trong ngành cũng được báo cáo này điểm danh. Thứ nhất, Tổng công ty Ôtô Việt Nam có giá trị sản xuất đạt 888,3 tỷ đồng trong quý 1/2012, đạt 19% kế hoạch năm, doanh thu đạt 795,7 tỷ đồng, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Riêng Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin), do vướng mắc về thu tục nhập khẩu nên thiếu thiết bị để đưa vào sản xuất kinh doanh, khiến giá trị sản xuất ba tháng đầu năm chỉ đạt 960 tỷ đồng, bằng 10,4% kế hoạch năm và giảm 72,3% so với cùng kỳ 2011. Doanh thu của tập đoàn này đạt 282 tỷ đồng, giảm 81,5% so với ba tháng đầu năm 2011.

Tập đoàn cho biết đang triển khai đóng mới 3 tàu hàng 53.000 DWT, 3 tàu hàng 56.200 tấn, 2 tàu 47.000 tấn, 3 tàu 34.000 DWT, 5 tàu 22.500 tấn và nhiều tàu hàng, container khác.

Ngoài ra, tính đến cuối tháng 4/2012, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ đã ký cam kết tiết kiệm và cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh với số tiền 901 tỷ đồng.

Theo Bộ Giao thông Vận tải, nguyên nhân chính của việc thiếu vốn là do khó khăn về nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nên vốn kế hoạch của năm 2011 giao cho Bộ Giao thông Vận tải thấp hơn so với năm 2010, đặc biệt là vốn cho các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ. Thực tế đó đã khiến cho hầu hết các dự án của Bộ thiếu nhiều vốn so với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ đạt khoảng 55%.

Cùng với đó, việc thiếu vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng cũng làm giảm tiến độ thi công đối với các dự án sử dụng vốn vay ODA.

Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc phải giãn tiến độ, tạm dừng thi công một số dự án, tiểu dự án theo Nghị quyết 11 của Chính phủ đã làm kéo dài thời gian hoàn thành dự án; khó khăn trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình tại khu vực các dự án bị đình hoãn.

Hầu hết tiến độ thi công của các dự án đều bị chậm do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, năng lực yếu kém của ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công.

Bên cạnh đó, việc giãn tiến độ, ngừng thi công một số dự án khiến các doanh nghiệp trong ngành gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo đời sống, thu nhập và việc làm của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động. Nhiều doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm của người lao động.

Về hoạt động vận tải, kinh doanh của toàn ngành trong quý 1/2012, Bộ cho biết: vận tải hành khách quý 1/2012, bao gồm đường bộ, hàng không, sắt, thuỷ ước đạt 807,8 triệu người, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2011.

Vận tải hàng hoá trong quý 1/2012 ước đạt 215,2 triệu tấn, tằng 10,3% so với cùng kỳ 2011. Hàng thông qua cảng biển đạt 65,3 triệu tấn, tăng 0,3%.

Theo Bảo Anh

VnEconomy

Dau tu vao bat dong san chau A - TBD sut giam manh

Nguyên nhân dẫn đến đà sụt giảm mạnh này là do kỳ nghỉ lễ nhân dịp năm mới trong tháng 1 và giá trị đầu tư cao trong nửa cuối 2011 đã loại bỏ một số dự án bất động sản ra khỏi thị trường.

Theo CBRE, đầu tư vào Trung Quốc sụt giảm mạnh đến 70% xuống còn 949 triệu USD trong cùng quý. Ông Greg Penn, Giám đốc điều hành Bộ phận Đầu tư Bất động sản châu Á của CBRE nhận định: "Thị trường đầu tư bất động sản Trung Quốc tương đối yên ắng trong quý 1 phần nào do Tết Nguyên Đán, ngoại trừ hoạt động mua vào của các doanh nghiệp nội địa và hoạt động sáp nhập giữa các công ty bất động sản".

Ông cho biết thêm: "Nhiều công ty bất động sản Trung Quốc tiếp tục đối mặt với sự khó khăn về thanh khoản và điều này có thể đem lại cơ hội để nhà đầu tư có thể cấp vốn và mua lại danh mục tài sản".


No comments:

Post a Comment