Saturday, May 5, 2012

Chu tich UBND TP Ha Noi Nguyen The Thao Hut moi nguon luc trien khai quy hoach

Trả lời báo chí về tính khả thi trong việc thực hiện 5 bản quy hoạch mà UBND vừa trình lên HĐND TP, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng: TP sẽ ban hành nhiều chính sách hấp dẫn để hút sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội cùng chung tay thực hiện quy hoạch.

Từ khóa liên quan

Động từ
  • quy hoạch
  • xã hội hóa
  • huy động
  • phân kỳ
  • đầu tư
Danh từ
  • nguồn vốn
  • ngân sách
  • y tế
  • xã hội
Tên người
  • Nguyễn Thế Thảo
Danh từ riêng
  • Chủ tịch UBND Thành phố
Địa danh thế giới
  • Hà Nội
Tổ chức
  • Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố
  • ủy ban nhân dân thành phố
Từ chuyên môn
  • hội đồng nhân dân

Tin đọc nhiều

  • WB công bố đánh giá tốc độ đô thị hóa ở Việt...   - Vietnam Plus   7256 lượt đọc
  • Đột nhập khu đô thị 'khủng' nhất Việt Nam   - Diễn đàn Doanh nghiệp   932 lượt đọc
  • Tháng 4, đưa vào vận hành nhiều công trình điện   - Chinhphu.vn   311 lượt đọc
  • Hà Nội: Thanh tra 30 dự án đất để hoang   - VTV   250 lượt đọc
  • Trở thành tỷ phú nhờ trồng dứa   - Báo Tin tức   250 lượt đọc
  • Cầu vượt "hy vọng"   - QĐND   222 lượt đọc
  • "Sống trong sợ hãi" tại các khu tập thể cũ   - CAND Portal   179 lượt đọc
  • Xem cảnh lắp ráp cầu nổi tiếng ở Đà Nẵng   - VietnamNet   166 lượt đọc

Chưa có bình luận nào

Hãy đăng ký hoặc đăng nhập để tham gia bình luận.

Tin liên quan  quy hoạch nguồn vốn ngân sách xã hội hóa 

  • Đủ nguồn lực triển khai 5 quy hoạch lớn
  • Ưu tiên đầu tư cho những công trình cấp bách
  • Pháp luật VN - Tiền Phong

Các bài mới

  • Thêm một vụ san lấp mộ khiến dân bức xúc  -  Zing
  • Khắc phục ô nhiễm do sản xuất trong khu dân cư: Thận trọng trong quy hoạch, tránh di dời ồ ạt  -  Đại Đoàn Kết
  • Khánh thành tượng đài danh nhân Phan Bội Châu  -  Báo Đất Việt
  • Thị xã Tam Điệp (Bài 2): Chưa đền bù đất đã sang tên cho doanh nghiệp  -  KTNT
  • Mua đất dự án "lụi", dân lãnh hậu quả  -  LandToday

Các bài khác

  • Khổ sở vì Cụm công nghiệp làng nghề gây ô nhiễm  -  Dân Việt
  • Cấm rao bán biệt thự tại khu vực hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt  -  Gafin.vn
  • Xuất hiện các "đô thị mới" không đáp ứng nhu cầu  -  Tuổi Trẻ - Địa Ốc
  • Đập tích nước, 600ha hoa màu bị ngập  -  Tuổi Trẻ
  • Trà Vinh: tôm khô Vinh Kim khan hàng, giá cao  -  SGTT

Về đầu trang

Thông tin tiện ích

  • Lịch chiếu phim rạp
  • Giá vàng
  • Kết quả xổ số
  • Tỉ giá
  • Chứng khoán
  • Truyền hình

Dịch vụ

  • Nhúng tin vào trang web
  • Thống kê & So sánh báo điện tử

Báo Mới của tôi

Đăng nhập | Đăng ký | Quên mật khẩu

Chưa lưu bài nào Đăng ký tin thư

Chuyên mục của tôi

  • Chưa có chuyên mục nào
  • Tạo chuyên mục mới
  • Top chuyên mục tự tạo
  • Khôi phục chế độ mặc định

Lá số tử vi

Thiên Bình (23/09-22/10)

Một là phải chịu vất vả, hai là thả sức nghỉ ngơi thảnh thơi trong hôm nay. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể trung hòa hai nguyên lý này đấy. Trực giác sẽ mách bảo cho bạn những hướng đi đúng. Đừng ngại đứng lên và nói "có lẽ bạn sai".

Tiếng Việt
  • Phiên bản Baomoi Lite
  • Đọc Báo mới trên Mobile
  • Có thể bạn chưa biết?
  • Nhúng tin vào trang web
  • Giới thiệu Báo mới
  • Điều khoản sử dụng
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Quảng cáo trên Báo Mới
  • Liên kết website
  • More news, less time - Baomoi English
  • Báo Mới trên Facebook
  • Báo Mới Blog

Việc tổng hợp và sắp xếp các thông tin trên Báo Mới đều được thực hiện tự động bởi một chương trình máy tính.

Giấy phép số 46/GP-TTĐT cấp ngày 13/01/2012

Bản quyền thuộc Công ty Cổ phần Công nghệ EPI .

Powered by ePi Technologies




Chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trả lời báo chí

Sẽ cần đến khoảng 700-800 nghìn tỷ đồng để thực hiện 5 Quy hoạch về phát triển thương mại; công nghiệp; hệ thống y tế; hệ thống giáo dục; mạng lưới trường học... Hà Nội sẽ xoay sở thế nào để có được nguồn vốn "khổng lồ" này, thưa ông?

Cả 5 quy hoạch mà HĐND thảo luận trong kỳ họp lần này đều là quy hoạch thuộc những lĩnh vực kinh tế - xã hội rất chủ yếu và hết sức quan trọng.

Các quy hoạch này đều phải tính toán đến các nguồn lực, nhất là các nguồn vốn để thực thi. Tất nhiên là khi tính toán nhu cầu về nguồn lực này thì yếu tố khả thi được đặt lên hàng đầu. Sau đó là tính toán những giải pháp: Phải làm sao phấn đấu huy động được để đáp ứng được nguồn vốn cho các quy hoạch đó. Từng quy hoạch đều đã được tính toán kỹ dự toán về kinh phí, cơ cấu của nguồn vốn ra sao. Cuối cùng là phân kỳ cho giai đoạn đầu tư vì đây đều là các quy hoạch 10 năm với nhiều mục tiêu có tầm nhìn và định hướng tới 20 năm sau.

Trước tiên là về cơ cấu nguồn vốn, đối với các quy hoạch của những ngành, như kinh tế, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thì phần cơ cấu nguồn vốn của ngân sách chỉ khoảng 10% để hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, còn lại 90% là vốn huy động từ các thành phần kinh tế, từ xã hội. Đối với các ngành như giáo dục và đào tạo, y tế thì nguồn ngân sách phải lớn, chúng tôi tính là 65% từ ngân sách, còn 35% là nguồn huy động từ xã hội. Nguồn ngân sách phân kỳ ra 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ 2011-2015 và giai đoạn thứ hai là từ 2015-2020. Phần nguồn vốn ngân sách dựa vào khả năng thu ngân sách hiện nay của TP trong 5 năm tới. Còn lại dựa vào khả năng thu ngân sách của 5 năm tiếp theo để phân bổ. Như vậy, lượng vốn và các dự án ưu tiên của 5 năm tới chỉ tập trung vào cho những công trình cấp bách và ưu tiên, trọng tâm. Còn lại tập trung vào những năm tiếp theo, tức là 2015 -2020.

Ông nói rằng, có những quy hoạch muốn thực hiện phải trông chờ đến 90% nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, trong khi việc xã hội hóa vốn của chúng ta không dễ. Vậy chúng ta có nên quá tin tưởng các bản quy hoạch TP vạch ra sẽ được thực hiện đúng kế hoạch?

Chúng tôi cũng đã nghĩ đến cái khó đó và UBND TP tính: Ngay sau khi thông qua các quy hoạch này, sẽ xây dựng và ban hành những cơ chế chính sách để làm sao huy động được nguồn vốn này một cách tốt nhất. Muốn thế, thì chính sách phải thật hấp dẫn để các bên tham gia đều có lợi. Các nguồn vốn của xã hội đầu tư vào không chỉ mang lại hiệu quả cho việc thực thi quy hoạch mà còn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư.

Đối với lĩnh vực giáo dục, y tế, TP đã tính tới khả năng huy động vốn khó khăn nên đã có những chủ trương như ông vừa nói trên. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khó thu được lợi nhuận ngay, nên sẽ không dễ hút đầu tư?

Với quy hoạch mạng lưới trường học cũng như bệnh viện, thì về mặt quy hoạch đất đai chúng ta có rồi, vấn đề cơ bản bây giờ là huy động nguồn vốn để đầu tư. Chủ trương của chúng tôi trong những năm tới là tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng của hệ thống giáo dục đào tạo cũng như y tế. Đây là các lĩnh vực liên quan đến dân sinh cho nên cần được ưu tiên vốn. Tuy nhiên, giai đoạn tới Hà Nội sẽ cố gắng hút nguồn vốn xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực này chứ không hoàn toàn dựa vào nguồn vốn từ ngân sách như trước đây nữa. Mặc dù, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thu hồi vốn chậm là không dễ, nhưng những lĩnh vực này đều là những mảng xã hội rất quan tâm và xã hội cũng rất muốn tham gia nếu có cơ chế khuyến khích. Vì thế, tôi tin thực hiện các quy hoạch này cũng là khả thi.

Nếu trông chờ quá nhiều vào nguồn vốn xã hội hóa sẽ khó ngăn được tình trạng lạm thu, tận thu ở các cơ sở y tế, trường học, làm thế nào hạn chế được tình trạng này?

Khi xã hội hóa thì một trong những vấn đề đặt ra là chúng ta phải kiểm soát được giá và các loại phí. Tôi nghĩ, nếu tìm ra cơ chế giám sát tốt sẽ kiểm soát tốt vấn đề này, tránh được lam thu, tận thu.

Để tổ chức và quản lý tốt quy hoạch, Hà Nội có đưa ra chế tài, biện pháp nào buộc các chủ đầu tư hay các quận, huyện thực hiện nghiêm quy hoạch không, thưa ông?

Thông thường, sau khi phê duyệt xong mỗi quy hoạch thì bao giờ cũng kèm theo kế hoạch tổ chức thực hiện. Đặc biệt là phải đề rõ những quy định và quy chế để thực hiện quy hoạch. Đây là một trong những giải pháp trong tổ chức thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở này, sau khi quy hoạch thông qua rồi, UBND TP sẽ ban hành các quy định, quy chế quản lý quy hoạch này. Trên cơ sở đó phải thực thi để làm sao chúng ta bảo đảm quy hoạch được thực hiện. Đương nhiên, khi thực hiện quy hoạch, nếu có biến động, phát sinh thì có thể điều chỉnh.

Lục Bình (ghi)

Gửi cho bạn bè

Bản in
Theo www.baomoi.com

No comments:

Post a Comment