Monday, May 28, 2012

Hai dai gia nganh nhua so gang

(ĐTCK) Ra đời sau đàn anh Nhựa Tiền Phong (NTP) 10 năm, Nhựa Bình Minh (BMP) đang dùng sức trẻ để so găng và hiện đang ở mức "kẻ tám lạng, người nửa cân". SGTT.VN - Bị cắt giảm công suất phát điện thường xuyên, è cổ gánh lãi suất cao, điện chạy ngược sang Trung Quốc… khiến nhiều chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ và vừa ở Lào Cai và Hà Giang sống dở, chết dở. Theo dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng trình Chính phủ thì những nhà chung cư xuống cấp và hư hỏng nặng sẽ không được bán.

Lần đầu tiên, sau nhiều năm chấp nhận đứng vị trí thứ 2, năm nay, BMP đã đặt kế hoạch lợi nhuận cao hơn so với NTP. Nhìn vào kế hoạch của công ty này, có thể thấy tham vọng của họ rất lớn và họ đang quyết liệt thực hiện mục tiêu đã đề ra. Cụ thể, năm 2012, BMP đặt kế hoạch doanh thu 1.830 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 350 tỷ đồng; trong khi NTP đặt kế hoạch doanh thu 2.265 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 346 tỷ đồng.

Nhìn vào cục diện thị trường nhựa hiện nay, nổi lên rất rõ cuộc so găng giữa 2 DN này, các DN còn lại có dấu ấn không mấy đậm nét. Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa, Việt Nam hiện có hơn 1.000 DN hoạt động trong ngành nhựa, trong đó có 1.064 DN có quy mô vốn trên 500 triệu đồng, hoạt động theo mô hình hộ gia đình, sản phẩm tập trung vào nhóm mặt hàng nhựa tiêu dùng hoặc nhựa bao bì, không đòi hỏi cao về yêu cầu kỹ thuật, công nghệ. Do vậy, môi trường cạnh tranh của nhóm sản phẩm đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và nguồn vốn đầu tư như: vật liệu xây dựng, công nghiệp phụ trợ, bao bì cao cấp chỉ tập trung ở rất ít tên tuổi, trong đó, có BMP và NTP.

Hai DN này có nhiều nét tương đồng trong hoạt động. Đơn cử như chiến lược tăng năng lực sản xuất và ưu tiên phát triển hệ thống phân phối. NTP có 3 nhà máy sản xuất tại Hải Phòng, Bình Dương và Vientiane (Lào) cùng hàng nghìn đại lý, điểm bán hàng, phủ khắp các tỉnh, thành của Việt Nam và lan tỏa sang Lào, Campuchia. Công ty này đang có kế hoạch xây dựng nhà máy tại miền Trung Việt Nam, đặt tại KCN Nam Cấm, tỉnh Nghệ An.

Với BMP, từ 3 cửa hàng đầu tiên trong những năm 90 thế kỷ trước, đến nay, hệ thống phân phối của công ty này gồm hơn 600 cửa hàng. Năm 2007, Nhà máy BMP miền Bắc với diện tích 40.000 m2 đã đi vào hoạt động. Trong vòng 1 năm trở lại đây, Công ty ráo riết tìm kiếm mở đại lý phía Bắc, từ Quảng Trị trở ra. Hiện dự án nhà máy 4 với diện tích trên 150.000 m2 đang trong giai đoạn phê duyệt thiết kế hoàn chỉnh, khi đưa vào hoạt động sẽ nâng tổng công suất của BMP lên gấp 3 lần hiện nay.

Phương thức bán hàng, "tấn công" các dự án lớn của 2 DN khá tương đồng. BMP đã trúng thầu hợp đồng cung cấp ống HDPE đường kính đến 1.200 mm cho Nhà máy xử lý nước thải Nam Bình Dương, dự án nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á và trở thành DN cung ứng ống nhựa có đường kính lớn nhất tại Việt Nam. Ống nhựa cỡ lớn của họ được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cấp thoát nước, ống bảo vệ cáp ngầm trong ngành điện lực, hệ thống dẫn khí gas, thu hồi khí ở bãi rác. Trong khi đó, NTP năm 2011 mới đưa dây chuyền HDPE đường kính 1.200 mm, dây chuyền sản xuất ống PVC đường kính 800 mm vào hoạt động và năm 2012 đặt trọng tâm khai thác thị trường này. Ban điều hành công ty này cũng đặt ra quyết tâm trở thành đồng hành thân thiết với các ngành điện, nước, xây dựng.

Thị trường vật liệu nhựa xây dựng đang cạnh tranh rất quyết liệt và định hướng kinh doanh của 2 DN đã bộc lộ sự khác nhau. Chi phí bán hàng năm 2011 của NTP tăng rất lớn so với BMP. Cụ thể, chi phí bán hàng năm 2011 của NTP là 248 tỷ đồng, trong khi năm 2010 là 187 tỷ đồng mà theo ông Trần Bá Phúc, Chủ tịch NTP thì lý do chi phí bán hàng lớn là do Công ty tăng chiết khấu cho các đại lý phân phối.

Còn BMP lại đi theo hướng khác. BMP ký những hợp đồng giao hàng cho các công trình lớn, nới lỏng thời gian thu hồi nợ. Với các đại lý, BMP tạo điều kiện cho khách hàng mua nợ với mức tối đa giá trị các tài sản mà họ thế chấp theo quy chế kiểm soát công nợ của Công ty. Với sự ưu đãi này, doanh số của Công ty đã tăng mạnh. Chi phí bán hàng và quản lý của BMP chỉ chiếm 5,1% trong doanh thu thuần, trong khi ở NTP chiếm tới gần 15%, bởi vậy doanh thu thấp hơn song lợi nhuận của BMP lại cao hơn, ước đoán năm 2012 sẽ vượt đàn anh NTP. Ngay tại sân nhà của NTP, năm 2011, BMP miền Bắc hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số được giao, tăng trưởng hơn 50% so với năm 2010.

Cùng là DN có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất, không ít ý kiến cho rằng, tại sao 2 DN không có sự hợp lực phân chia thị trường để tránh cạnh tranh trực tiếp, bằng chứng là NTP có công ty phía Nam, BMP lại lập DN miền Bắc. Được biết, lãnh đạo 2 DN đã từng có trao đổi ý kiến để tránh sự phân tán và cạnh tranh như trên, nhưng kế hoạch bất thành. Trong khi đó, đại diện cổ đông nhà nước thì cho rằng, nên để cục diện như hiện nay để tạo sự cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng. Với quan điểm này, chắc chắn cuộc so găng giữa BMP và NTP sẽ còn ngày một gay cấn.

Thủy Nguyễn
Ý KIẾN PHẢN HỒI CỦA BẠN
Tên của bạn
Email của bạn
Nhập mã


Ông Vũ Ngọc Cừ, phó chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lào Cai cho biết, hội đã nhận được báo cáo của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy điện đang gặp khó khăn, kinh doanh thua lỗ. Nguyên nhân chính do giá vật tư, nguyên vật liệu, nhân công, lãi suất, tỷ giá ngoại tệ tăng cao so với phương án tài chính ban đầu của các dự án thủy điện. Cụ thể, giá nguyên vật liệu đã tăng khoảng 30%, lãi suất tín dụng từ 13% lên 24%... trong khi đó giá bán điện thấp và giá điện để tính thuế tài nguyên nước còn chưa hợp lý. Hiện tính trung bình giá bán điện của các nhà máy sau một năm hoạt động chỉ ở mức 922 đồng/kWh, trong khi giá điện tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua của Trung Quốc năm 2011 là 6,08 cent/kWh (1.268 đồng/kWh) chênh lệch 346 đồng/kWh (37%).

Thủy điện Nậm Khóa 3.

Bà Dương Thị Lợi, giám đốc công ty cổ phần Linh Linh, chủ đầu tư nhà máy thủy điện Nậm Khóa 3 (Lào Cai) cho hay, các nhà máy thủy điện nhỏ ở Lào Cai và Hà Giang lâu nay gặp rất nhiều khó khăn, do bị buộc phải giảm công suất phát điện vào giờ cao điểm. "Các doanh nghiệp đã nhiều lần gửi đơn kiến nghị lên bộ Công thương, cục Điều tiết điện lực, EVN, tổng công ty Điện lực miền Bắc nhưng tình hình không được cải thiện. Họ thậm chí còn không thèm có ý kiến trở lại với chúng tôi", bà Lợi nói. Một số chủ đầu tư nhà máy thủy điện khác cũng cho biết tương tự như vậy.

Song theo tổng công ty Điện lực miền Bắc, đơn vị quản lý việc cấp điện cho 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, việc phải cắt giảm công suất các nhà máy do có 12 tỉnh phía Bắc phụ thuộc hoàn toàn vào điện từ nguồn mua của Trung Quốc qua hệ thống 110kV và 220kV. Việc một số nhà máy thủy điện đi vào hoạt động trong thời gian qua giúp cung cấp nguồn cho các địa phương khá tốt. Tuy nhiên do lưới điện cũ nát, chưa có nguồn đầu tư nâng cấp nên mỗi khi các nhà máy đồng loạt phát điện là công suất dư thừa khiến điện chạy ngược sang Trung Quốc và công ty bị phạt.

Về việc nhiều nhà máy thủy điện nhỏ không được mua hết công suất và bị ép giá chỉ bằng 1/2 mức giá EVN bán ra, phó tổng giám đốc EVN Đinh Quang Tri nói về nguyên tắc chủ dự án thủy điện dưới 30MW phải đầu tư lưới điện truyền tải từ nhà máy đấu nối vào lưới. "Tuy nhiên, doanh nghiệp thường dùng "quan hệ" ép các công ty điện lực đầu tư lưới điện 110kV hoặc 220kV đến tận nhà máy của họ. Ở địa phương nhiều khi họ cứ khởi công xây dựng khi chưa ký hợp đồng mua bán điện nhằm tạo sức ép buộc EVN phải mua điện. Khi các nhà máy này cùng bám vào một đường dây của EVN thì sẽ bị quá tải. Việc cắt giảm công suất chỉ kéo dài một hai tiếng/lần/ngày nên thực ra không nhiều. Chúng tôi đề nghị bộ Công thương phải phân công rõ ai là người đầu tư lưới điện truyền tải đó và trách nhiệm thuộc về ai", ông Tri nói.


"Nhà chung cư xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, có nguy cơ sập đổ sẽ không được bán. Đây là các chung cư đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền kiểm định về chất lượng công trình xây dựng, căn hộ chung cư không khép kín chưa được nhà nước cải tạo lại (trừ trường hợp các hộ thuê đã tự cải tạo trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, đảm bảo việc sử dụng độc lập, tự nguyện và đồng thuận thông qua cam kết bằng văn bản đề nghị được mua)". Đây là một phần nội dung trong dự thảo Nghị định về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước do Bộ Xây dựng soạn thảo vừa hoàn thành để trình Chính phủ quyết định.

Dự thảo nghị định còn cho biết, những loại nhà ở thuộc sở hữu nhà nước được đưa vào danh mục không được bán, gồm: nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, nhà ở xã hội (trừ trường hợp nhà ở nằm trong khu vực cần di dời theo quy hoạch, không có nhu cầu sử dụng, hoặc chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng).

Cũng nằm trong danh mục không được bán còn có: nhà ở nằm trong khu quy hoạch xây dựng nhà ở công vụ; khu quy hoạch xây dựng công trình trọng điểm của nhà nước; nhà ở đã có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền để cải tạo, xây dựng lại; nhà không có nguồn gốc là nhà ở, nhưng đang bố trí làm nhà ở và thuộc diện phải xử lý, sắp xếp lại theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; nhà ở có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng làm nhà ở công vụ, công sở, trụ sở làm việc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nhà ở gắn với di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng.

Cũng theo dự thảo nghị định trên, nhà ở xã hội chỉ được phép bán khi chủ sở hữu có nhu cầu bán để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội khác, nhưng phải xin ý kiến của Bộ Xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ cho phép


No comments:

Post a Comment