Monday, May 14, 2012

Dan choi Ha thanh di xe sang uong tra chanh

"Dân chơi" Hà thành đi xế sang uống trà chanh Đây là khu du lịch nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 5 sao có 120 phòng được chia làm 3 khu biệt thự độc lập với tổng diện tích là 15ha. Theo Kế hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô do Sở Giao thông vận tải đang xây dựng, từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng 6 tuyến đường trên cao trên các tuyến đường vành đai 2; 3; 3,5 và một số trục đô thị chính. Theo đó, 6 tuyến đường trên cao gồm: Đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã tư vọng, kinh phí khoảng 6000 tỷ đồng; đoạn từ Ngã Tư Vọng đến Cầu Giấy (cả đường bộ và trên cao), mức kinh phí đề xuất gần 14.000 tỷ đồng; tuyến trên cao từ cầu Thăng Long – Mai Dịch với kinh phí gần 5.800 tỷ đồng; tuyến trên cao từ Mai Dịch đến Linh Đàm với kinh phí hơn 8.200 tỷ đồng.

- Dù chỉ là trà chanh vỉa hè nhưng thứ văn hoá này vẫn thu hút rất nhiều "dân chơi" Hà thành với hàng loạt xe sang xế xịn.

Chỉ một tối mùa hè bất kỳ trong tuần, đi qua đoạn đầu phố Quang Trung cắt Tràng Thi, người ta sẽ thấy ngạc nhiên vì tưởng rằng đang có event gì ở đấy, hoặc một bar nào đó mới "mọc" lên thu hút toàn dân chơi xe đẹp. Nếu để ý một chút, thì càng ngạc nhiên hơn khi xung quanh lại chẳng có chốn ăn chơi ồn ào nào, chỉ là một góc phố toàn bán trà chanh, nước ép giải khát vỉa hè.
Thế mà thử đi vào thứ 6, thứ 7 cuối tuần xem, chật cứng hai hàng ô tô kín đặc hai bên đường. Giới trẻ Hà Nội hình như đang bỏ bê những quán cafe sang trọng, quán bar đắt đỏ và chơi bời, để tụ tập hóng chuyện với bạn bè ở quán trà chanh, nước ép hoa quả, coi đó như một thứ văn hoá vỉa hè đầy hấp dẫn và dễ "nghiện".

Bảo Lâm, khách quen thuộc của quán trà chanh số 2 Quang Trung kể rằng cậu là khách ruột ở đây một thời gian dài. Đến nay, địa điểm này đã trở thành chốn đi về của khá nhiều dân chơi Hà Nội. Tối đến, tầm 9h là xe ô tô xịn đỗ dài hai bên đường. Nhiều người quen miệng, toàn gọi đây là trà chanh "dân chơi". Không khó để bắt gặp những chiếc Porsche, Audi, Mecerdes hay Lexus... "cắm rễ" ở đây mỗi tối, các cô gái xinh đẹp xách túi hàng hiệu, lái xe đẹp ra vào nườm nượp. "Chắc người ta cũng như em thôi, ngán cafe sang trọng rồi, thích lê la vỉa hè ngắm dân tình qua lại, coi như cũng là một thú vui để tối về ngủ cho ngon, mai lại tiếp tục đi làm", Bảo Lâm cười. "Hình như bọn em nghiện trà chanh rồi, tối nào mà không đến đây, gọi 1 đĩa hướng dương trắng, vài cốc trà chanh, atisô, nước ép... thì không chịu được. Bây giờ hẹn hò bạn bè gì thì tụ tập ở đây hết cho nhanh".


Một "dân chơi" nghiện trà chanh vỉa hè đã nói rằng, bây giờ ngồi trà chanh còn thú hơn lên bar nhảy nhót. Ngày đi làm, tối về chỉ muốn cùng bạn tám dăm ba câu chuyện, ngắm đường phố rồi về nhà đi ngủ sớm, mai còn có sức đi làm. Chỉ đơn giản thế thôi mà lại thích, mỗi tối ngồi trà chanh cũng là lúc được sống thoải mái nhất với bạn bè. Hơn nữa, ra đây tối cuối tuần còn tha hồ "bỏng mắt" ngắm các thiếu nữ chân dài, xinh hơn hoa hậu "lượn ra lượn vào", xế đẹp và chân dài thì cứ gọi là nhiều không kể xiết.
Cứ thế, bảo sao văn hoá trà chanh cứ lan dần, lan dần và tự tin chiếm hết "ngôi vương" của sàn bar, cafe sang trọng. Vỉa hè thế thôi, bình dân thế thôi chứ có sang trọng gì, vậy mà tối nào cũng kín đặc những xế xịn, đẹp bóng bẩy... Ở Hà Nội, văn hoá vỉa hè vẫn là thứ gì đó quá hấp dẫn mà khó ai có thể chối từ, có lẽ đúng là như vậy!
Theo Afamily

hà nội , thiếu nữ , văn hoá , quang trung , uống trà , sang trọng , cốc trà , tụ tập , quán trà , cắm rễ , thế thôi , vỉa hè , chối từ , chiếc porsche , nước ép , quen miệng , ép hoa quả , bảo lâm , một tối , túi hàng , xe đẹp ,

Da Lat: Them khach san 5 sao tri gia 20 trieu USD

Trong đó có nhiều phòng được thiết kế xây dựng dành riêng cho việc đón tiếp các nguyên thủ quốc gia và phòng hội thảo quốc tế có sức chứa lên tới 2.000 người. Toàn khu Resort nằm trọn trên một quả đồi thông hướng về hồ Tuyền Lâm được thiết kế theo kiến trúc Châu Âu cổ điển.

Bên cạnh việc phục vụ nghỉ ngơi, dã ngoại cho du khách và phát triển theo hướng tổ hội nghị - hội thảo, Dalat Eden resort còn là một trung tâm spa với các dịch vụ làm đẹp ngang hàng với những spa lớn tại Châu Á hiện nay.

Đây là dự án đầu tiên trong hàng chục dự án đã được cấp giấy phép đầu tư tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm đưa vào sử dụng và cũng là khu khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao thư hai tại Đà Lạt.

Khắc Lịch

Lam duong tren cao thi tot nhung…bui

Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu xây dưng, việc UBND thành phố Hà Nội giao Sở Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng đề án xây đường trên cao trong địa bàn thành phố là một điều hết sức hợp lý. Tuy nhiên, việc xây dựng đường trên cao phải đảm bảo 4 mục tiêu cơ bản: Đảm bảo về giao thông thông suốt, đảm bảo giao thông an toàn, đảm bảo sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực ảnh hưởng của tuyến đường, và quan trọng nhất là phải thân thiện với môi trường sinh thái, cảnh quan.

Đoạn đường trên cao Pháp Vân - Vành đai 3 đã hoàn thành nhưng bụi vẫn dày đặc

"Tôi nghĩ rằng làm đường trên cao thì rất tốt, tôi đã từng qua Thái Lan du lịch và thấy hệ thống đường trên cao của họ tuyệt vời. Phân luồng rất hợp lý, dễ di chuyển, dễ hiểu. Đặc biệt, quanh khu vực đường trên cao ấy không hề có ùn tắc giao thông như ở những nơi khác" – Anh Nguyễn Xuân Tùng (41 tuổi, khu BT2 Linh đàm" cho biết.

Tuy nhiên, theo anh Tùng ngay cả nước Đông Nam Á gần chúng ta là Thái Lan cũng chỉ có vài dự án đường trến cao từ trước đấy và bây giờ vẫn không có đường nào mới do kinh phí quá lớn. Chúng ta xây một lúc 6 tuyến đường trên cao như dự án đã nêu có vẻ quá sức, nếu không làm tốt sẽ dẫn đến dự án trì trệ thời gian dài như đoạn qua Pháp Vân.

Vấn đề cần hết sức lưu tâm là bụi. Bởi vì khi tuyến được nâng cao thì cơ hội phát tán bụi do cao độ khác nên khi đó việc phát tán bụi cũng sẽ khác. Không có công trình giao thông nào là không tác động đến môi trường nhưng tác động đó nó phải nhỏ hơn so với phương án làm đường trên mặt đất.

"Tôi cũng nghe nói về dự án làm đường trên cao ở Hà Nội, tôi nghĩ nếu làm được thì tốt nhưng càng kéo dài thì người dân càng khổ vì bụi" - chị Nguyễn Thị Loan (34 tuổi, tổ 24 phường Yên Sở, Hoàng Mai, HN) tâm sự.

Chị Loan là người trực tiếp chứng kiến đoạn đường nối cầu Thanh Trì làm qua khu vực nhà mình. Vài năm làm đường là vài năm gia đình chị sống chung với bụi. Dù có làm cách nào đi nữa, nếu một ngày không lau dọn, hút bụi thì sẽ nhìn thấy ngay sự lơ là của mình ở khắp nhà khi cát bụi bám đầy mặt bàn, mặt tủ. Thậm chí, khi đoạn đường đã hoàn thành được gần 1 năm, tình trạng trên vẫn không thay đổi.

Những gia đình sống cạnh công trường thi công đường trên cao luôn phải đối mặt với bụi và tiếng ồn

Giống gia đình chị Loan, gia đình anh Bùi Văn Dũng (Linh Đàm, Hoàng Mai, HN) cùng chung hoàn cảnh. "Thời điểm đoạn đường cầu cạn nối cầu Thanh Trì làm qua nhà tôi là lúc vợ tôi vừa sinh em bé. Người lớn thì không nói làm gì, bụi một tí có thể chịu được, nhưng với trẻ em thì nguy hại vô cùng. Mặc dù ngày nào vợ chồng tôi cũng lau dọn để đảm bảo không gian sạch sẽ cho cháu tối đa, nhung thi thoảng chúng tôi vẫn phải đưa cháu đi khám vì lo sợ bụi sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp" - Anh Dũng chia sẻ.

Để kịp tiến độ, bất kể ngày đêm, hàng chục chiếc xe tải chất đầy bùn đất, được che đậy tạm bợ chạy ra khỏi công trường. Chỉ một số xe chở đất được rửa thùng và bánh trước khi chạy ngoài đường, còn phần lớn xe lại chạy luôn ngay khi được đổ đầy bùn đất. Việc che chắn của hầu hết xe đều rất tạm bợ, khiến bùn đất được rải ra mặt đường trên dọc tuyến đường.

Như vậy, người lĩnh đủ bụi là các hộ dân quanh khu công trường. Nếu tiến độ thi công chậm thì người dân còn hứng đủ.

Việt Dũng

No comments:

Post a Comment