Monday, April 30, 2012

Doanh nghiep Viet Nam dang ngu quen trong chien thang

Bất chấp thời tiết lạnh mưa lâm râm của Brussels, sáng 24/4, hoà vào dòng người đông nghịt, vali kéo, tay xách lỉnh kỉnh, chúng tôi tiến về Trung tâm hội chợ của Bỉ.

Doanh nghiệp Việt Nam đang

Xe đậu kín cả khu vực bán kính hơn cây số. Nhìn về phía trước sảnh toà nhà hội chợ, thấy lá cờ Việt Nam phấp phới bay ngay vị trí trung tâm, niềm kêu hãnh dân tộc dâng trào dâng.

Doanh nghiệp Việt Nam đang

Bên trong, qua mấy lần kiểm soát, một không gian choáng ngợp hiện ra, các gian hàng triển lãm của hơn 1.600 công ty từ 80 quốc gia được trang trí ấn tượng trong khu vực rộng đến 34.000m 2 .

Mặc dù nền kinh tế khu vực Châu Âu đang trong thời kỳ báo động, nhưng hình như ngành công nghiệp thực phẩm ở đây vẫn đang chuyển mình trỗi dậy. 230 gian hàng lấp đầy 3.614m 2 sảnh số 5, điều mà trước đây chưa hề xảy ra.

Người tham dự dễ dàng nhận ra màu cờ sắc áo của các quốc gia. Gian hàng của Việt Nam được thiết kể giản dị bên cạnh sự hiện đại với sắc màu rực đỏ lá phong của Canada.

Việt Nam là nước có nền công nghiệp chế biến thuỷ sản được xếp vào top đầu của khu vực châu Á, nhưng khi đến hội chợ lần này, tôi bỗng giật mình khi nhìn thấy gian hàng của các nước trong khu vực lân cận thể hiện bước chuyển mình ngoạn mục.

Gian hàng của Ấn Độ được thiết kế sang trọng, mang đậm nét văn hoá truyền thống của người Ấn, tất cả tạo nên một khối đồng nhất vững chắc. Mười năm về trước, Ấn Độ còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho Việt Nam.

Doanh nghiệp Việt Nam đang
Gian hàng Việt Nam

Thời bấy giờ Việt Nam đã đi đến giai đoạn sản xuất hàng tinh chế, trong khi một số nước trong khu vực như Ấn Độ, Bangladesh, Sri Lanka, Indonesia, Philippines còn ở giai đoạn sơ chế, bán nguyên liệu thô. Nhưng hôm nay trong giai đoạn kinh tế còn đầy khó khăn, ngay tại hội chợ này, họ đã vươn lên, nắm bắt cơ hội.

Khi mang quân đi đánh xứ người, các công ty của họ đã có bước chuẩn bị khá kỹ càng, hàng hoá trưng bày đã chuyển sang hàng tinh chế, bao bì đóng gói đẹp mắt và bài bản; đặc trưng văn hoá dân tộc được thể hiện trên những vật lưu niệm, màu cờ sắc áo.

Nhân viên của họ đon đả chào mời khách hàng với những cái bắt tay thân thiện, ví như khi bạn đến gian hàng của Ấn Độ, nếu bạn muốn tìm một mặt hàng mài người đang tiếp bạn không sản xuất mặt hàng đó, họ sẽ nhiệt tình nắm tay bạn dắt đến giới thiệu cho một bạn hàng Ấn Độ khác.

Và tôi cũng nhìn thấy đâu đó sự quyết tâm đồng lòng nắm bắt thị phần trong thị trường thế giới của các quốc gia trong khu vực châu Á thể hiện qua giá cả mềm hơn của Việt Nam, Thái Lan...

Chúng ta không thể lý giải mãi cái lý do là giống tôm của Việt Nam lúc nào cũng ngọt và ngon hơn so với nước khác trong khu vực nên bán đắt hơn, hoặc Việt Nam đang là nước có công nghệ chế biến cao so với các nước trong khu vực nên giá cao hơn.

Lần đầu tiên sau nhiều năm tham gia hội chợ, tôi đã thấy rất nhiều đại gia tên tuổi trong ngành của Việt Nam vắng mặt, thay vào đó là các công ty mới ra đời, công ty thương mại. Hàng hoá trưng bày đa phần là mấy mẫu cá tra phi lê các loại, ai cũng như ai, rất ít mặt hàng tinh chế, các tủ đông trưng bày còn bỏ trống vì đơn vị tham gia mang hàng mẫu rất ít hoặc không mang.

Ngoại trừ gian hàng của Cầu Tre có sự chăm chút về bao bì, đa phần đóng gói mang thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Chúng ta không có thương hiệu riêng của mình. Đây cũng là điểm nóng đưa đến việc dễ cạnh tranh lẫn nhau.

Điều này dẫn đến việc các nhà nhập khẩu có thể mua của bất kỳ công ty Việt Nam nào, miễn là giá cả và chất lượng hợp lý. Và họ sẵn sàng thay đổi nhà cung cấp, dẫn đến sự cạnh tranh ngay trên sân nhà của các công ty trong nước. Đây quả là một thực trạng đáng buồn.

Doanh nghiệp Việt Nam đang
Gian hàng Canada

Tôi tự hỏi, phải chăng vì các công ty Việt Nam đã có đủ tự tin cho thị phần của mình nên không cần tham gia hội chợ nữa, hay là quá quen thuộc việc khách hàng tìm đến mình nên cắt giảm chi phí marketing trong gian đoạn khó khăn này?

Cho dù lý do gì thì sự xuất hiện một cách bài bản và chuyên nghiệp của các quốc gia trong cùng khu vực cũng đã nhắc nhở chúng ta không nên ngủ quên trong chiến thắng, vì "khi bạn đứng lại đồng nghĩa là bạn đã thụt lùi".

Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận vấn đề nghiêm túc hơn, và cần phải làm thương hiệu hàng hoá riêng cho mình nhằm tránh sự cạnh tranh lẫn nhau và để cạnh tranh trên thế giới.

Rời khỏi khu vực hội chợ, tôi lang thang cuốc bộ dọc đoạn đường đầy hoa tulip, hoa anh đào. Sắc hoa sặc sỡ mà lòng tôi trĩu nặng tâm trạng của người thất trận, cho dù trận đánh chỉ mới bắt đầu...


Theo tintuc.xalo.vn

Thursday, April 26, 2012

BBC Lai rong hop nhat quy 1 chi co 1.8 ty dong

Theo kết quả kinh doanh quý 1/2012 của CTCP Bibica (HOSE: BBC), lãi ròng giảm mạnh 75% và chỉ còn 1.8 tỷ đồng do chi phí tăng mạnh.

Tổng doanh thu của BBC giảm 7% so với cùng kỳ năm trước và đạt 197 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán 140 tỷ đồng, giảm 13%. Theo giải trình của công ty, do chọn được thời điểm tốt mua dự trữ nguyên vật liệu nên có được mức giảm giá vốn hàng bán lớn hơn so với doanh thu.

Chi phí tài chính có mức giảm mạnh nhất 92% chỉ ở mức 0.25 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay 26 triệu, giảm 99%. Mặc dù chi phí tài chính giảm mạnh nhưng không gây tác động lớn tới lợi nhuận vì tỷ trọng của khoản chi phí này quá nhỏ, chỉ chiếm 0.13% so với tổng doanh thu.

Ngoài ra doanh thu tài chính cũng giảm mạnh tới 59% chỉ còn 0.78 tỷ đồng. BBC cũng đã có giải trình về sự sụt giảm này là do công ty rút tiền gửi ngân hàng về đầu tư các dự án đang triển khai nên lãi tiền gửi và cho vay giảm.

Trái lại, các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng lần lượt 26% và 4% ở mức 43.2 tỷ đồng và 10.8 tỷ đồng. Tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp là khá lớn, chiếm 54% tổng doanh thu nên đã kéo lợi nhuận sụt giảm khá nhiều. Theo BBC, chi phí bán hàng tăng là do công ty triển khai các chương trình marketing, chiết khấu.


Theo www.baomoi.com

Wednesday, April 25, 2012

Chung khoan Viet Nam hap dan hon Trung Quoc, An Do

'Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ'

Theo tờ BusinessWeek , chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn các thị trường lớn khác của khu vực trong cuộc đua thu hút vốn ngoại ở 16 tuần gần đây.

Trích dẫn số liệu của tổ chức nghiên cứu Emerging Portfolio Fund Research (EPFR), BusinessWeek cho biết, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực châu Á về hút vốn ngoại, với thời gian liên tiếp nhận ròng vốn gián tiếp (FII) lên tới 16 tuần. Trong khoảng thời gian này, số vốn nhà đầu tư nước ngoài đưa ròng vào Việt Nam lên tới 91 triệu USD.

Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ
Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu năm. Ảnh: Giss

Trong khi đó, thống kê đối với các thị trường như Ấn Độ và Trung Quốc chỉ là 8 tuần. Đứng sau Việt Nam là Thái Lan với 15 tuần hút ròng liên tiếp, Indonesia có 13 tuần trong khi Singapore và Đài Loan (Trung Quốc) lần lượt là 7 và 2 tuần. Sự quan tâm của nhà đầu tư ngoại góp phần giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tăng gần 34% kể từ đầu năm, lên mức cao nhất trong vòng 11 tháng qua và trở thành một trong những thị trường tăng trưởng tốt nhất thế giới (chỉ đứng sau Venezuela).

Lý giải điều này, Giám đốc nghiên cứu Cameron Brandt của EPFR, cho rằng, Việt Nam đang được hưởng nhiều lợi thế từ sự dịch chuyển dòng vốn của giới đầu tư châu Á, sau khi Trung Quốc áp dụng một số chính sách kinh tế hướng nhiều hơn tới tiêu dùng nội địa và thả nổi dần đồng nhân dân tệ. "Những động thái này sẽ khiến Trung Quốc bất lợi đôi chút về xuất khẩu, đồng thời mang lại lợi thế cho Việt Nam", ông Brandt nhận định.

Cũng theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, mặc dù chỉ tăng trưởng 4% trong quý I và gặp nhiều vấn đề với sản xuất và tiêu dùng trước mắt nhưng tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam trong trung hạn vẫn hấp dẫn giới đầu tư. Tuy nhiên, Việt Nam cần quan tâm hơn nữa tới việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thay vì chỉ trông chờ vào việc dịch chuyển đầu tư trong các ngành có giá trị gia tăng thấp khỏi Trung Quốc.

Nhật Minh

Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ
Xem thêm các tin chứng khoán Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ
Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn hơn Trung Quốc, Ấn Độ
  • Công bố 6 công ty chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt
  • Doanh nghiệp nội đua niêm yết trên sàn ngoại
  • Khối ngoại bán ròng hơn 670 tỷ đồng
  • Công ty chứng khoán phải công khai tỷ lệ an toàn tài chính
Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 18, 2012

Tang truong tin dung giam manh so voi cuoi nam 2011

(Dân trí) - Số liệu vừa được NHNN công bố cho thấy: Tín dụng đối với nền kinh tế tính đến 26/3/2012 ước giảm 1,96% so với cuối năm 2011.

Tăng trưởng tín dụng giảm mạnh so với cuối năm 2011
Lãi suất huy động VND giảm còn 12%/năm.

Theo số liệu thống kê hoạt động ngân hàng quý I/2012 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng phương tiện thanh toán đến 26/3/2012 ước tăng 1,06% so với cuối năm 2011. Tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 1,39%.

Đặc biệt, tín dụng đối với nền kinh tế đến 26/3/2012 ước giảm 1,96% so với cuối năm 2011. Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực không khuyến khích giảm từ mức 11,02% vào cuối năm 2011 xuống còn 10,77% vào cuối tháng 2/2012.

Còn theo số liệu của Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia trước đó, tính đến 20/3, tăng trưởng tín dụng cả nước ước âm 2,13%.

Cũng theo NHNN, trong quý I/2012, thanh khoản VND của hệ thống ngân hàng cơ bản được đảm bảo và có xu hướng cải thiện; các chỉ tiêu tiền tệ tăng thấp theo tính quy luật hàng năm nhưng phù hợp với chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, kiểm soát lạm phát; cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và giảm dần tỷ trọng dư nợ đối với lĩnh vực không khuyến khích…

Về lãi suất huy động VND, từ ngày 12/3/2012, các tổ chức tín dụng đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi xuống phổ biến ở mức 3 - 4%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn, 4 - 5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn dưới 01 tháng; 11,5 - 13%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng trở lên. Lãi suất cho vay VND từ đầu năm 2012 được điều chỉnh giảm từ 1 - 3%/năm đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất - kinh doanh.

Hiện, lãi suất cho vay VND phổ biến đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 14,5 -16%/năm, thấp nhất 13,5%/năm áp dụng đối với khách hàng doanh nghiệp cam kết bán ngoại tệ cho ngân hàng; cho vay sản xuất - kinh doanh khác 16,5 -20%/năm, thấp nhất 15%/năm, cho vay lĩnh vực phi sản xuất 20 - 25%/năm.

An Hạ

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 11, 2012

Doanh nghiep bat dong san… hap hoi

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM kiến nghị cho gia hạn nợ, đảo nợ đến hạn, kéo dài thời gian nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đến 31-12-2013.

Hôm nay (11-4), Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) làm việc với Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia xung quanh nội dung tìm hiểu và tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS) về vốn, thuế, lãi suất, tiền sử dụng đất, thanh khoản thị trường…

"Chết" la liệt

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết: Hoạt động của đa số DN BĐS hiện nay cực kỳ khó khăn, "sức khoẻ" kém, thậm chí đang "hấp hối".

Theo ông Châu, thị trường BĐS hiện nay gần như bất động. Các DN BĐS đã nỗ lực tối đa để tự cứu mình với các giải pháp như tái cấu trúc DN; tái cơ cấu đầu tư; đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện công trình, dự án. Đặc biệt, có DN chủ động giảm giá bán căn hộ, thậm chí chấp nhận bán hoà vốn, bán lỗ với nhiều biện pháp hỗ trợ khách hàng như giãn ra nhiều đợt thanh toán, hỗ trợ lãi vay và nhiều khuyến mãi đa đạng. Tuy làm hết sức nhưng nguồn lực của các DN BĐS bị sụt giảm nghiêm trọng, hầu hết đều gặp khó khăn ở các cấp độ khác nhau, càng vay lớn thì nguy cơ vỡ nợ càng cao. Nhiều DN phải tạm ngưng hoạt động, giải thể hoặc đứng trước nguy cơ phá sản.

Khó khăn của các DN BĐS còn được thể hiện rõ qua các chỉ số hàng tồn kho, dòng tiền, lãi vay cao… Khảo sát các DN BĐS lớn niêm yết trên hai sàn chứng khoán cho thấy lượng hàng tồn kho trong báo cáo tài chính quá lớn, có DN do đầu ra không có nên kinh doanh thua lỗ, thậm chí không trả cổ tức cho cổ đông…

Với tình hình trên, không chỉ các chủ đầu tư mà các thành phần khác liên quan thị trường BĐS cũng điêu đứng. Hàng loạt các sàn môi giới BĐS từ sau tết đã buộc lòng phải đóng cửa văn phòng, giải thể, sa thải nhân viên, thậm chí phải chuyển sang kinh doanh dịch vụ giải khát, ăn uống. "DN BĐS đuối sức, một số ngành nghề khác như xi măng, sắt thép, nội thất, người lao động… cũng bị ảnh hưởng nặng nề" - ông Châu cho biết.

Doanh nghiệp bất động sản& hấp hối

Thị trường BĐS hiện gần như tê liệt, nhiều DN BĐS buộc phải đình, giãn tiến độ thi công dự án. Ảnh: M.THẢO

Tiếp tục kêu cứu

Liên quan đến buổi làm việc với Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia, ông Châu cho biết cuộc họp nhằm tìm hiểu khó khăn về vốn của thị trường BĐS, DN vay vốn từ khu vực ngân hàng, mức độ phụ thuộc vào tín dụng… Bên cạnh đó, cuộc họp cũng sẽ mổ xẻ nguyên nhân trầm lắng của thị trường, chính sách quản lý BĐS, chính sách thắt chặt tín dụng, việc dư thừa nguồn cung, giá sản phẩm quá cao so với khả năng chi trả của người mua…

Dịp này, HoREA sẽ tiếp tục đề nghị một số giải pháp như đã từng kiến nghị gửi các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo đó, HoREA kiến nghị cần thực hiện ngay chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong việc giảm lãi suất cho vay đối với DN và có lộ trình cụ thể đưa lãi suất cho vay trở về mức 11%-12%/năm. Hiện tại, DN BĐS rất khó tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vẫn phải vay với lãi suất trên dưới 20%/năm. "Tôi thấy lãi suất huy động đã giảm khá lâu nhưng các ngân hàng chưa giảm lãi cho vay. Với tình hình này, nếu tiếp tục kéo dài lãi suất cao thì không DN nào chịu đựng nổi" - ông Châu nói. Trong kiến nghị về lãi vay, HoREA cũng đề xuất cho DN được gia hạn nợ hoặc đảo nợ vay đến hạn để cầm cự.

Kế đến, HoREA cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế cho giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 18%-20% và cho giãn nộp thuế đến hết năm sau. DN BĐS cần được phân bổ hạch toán chi phí quảng bá, marketing trong thời hạn năm năm kể từ ngày dự án đủ điều kiện huy động vốn. (Hiện nay chi phí này hạch toán ngay trong năm tài chính.)

Ngoài ra, HoREA đề nghị cho DN BĐS được vay vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư phát triển các dự án BĐS, nhất là các DN đã có quỹ đất và đang triển khai các dự án căn hộ cho người có thu nhập trung bình, thu nhập thấp hoặc phục vụ các chương trình nhà ở xã hội.

Liên quan đến gỡ vướng từ chính sách, HoREA đề nghị điều chỉnh, sửa đổi Nghị định 69, Nghị định 120 về thu tiền sử dụng đất nhằm hạ giá đầu vào cho các dự án BĐS, gián tiếp hạ mặt bằng giá nhà đất. Lý do, việc thu tiền sử dụng đất theo các nghị định này thực ra là "thu hai lần" vì DN vừa bồi thường giải phóng mặt bằng, vừa phải đóng tiền sử dụng đất.

Một vấn đề quan trọng khác, HoREA cũng đề xuất cho DN phát triển căn hộ diện tích nhỏ từ 20 m 2 đến 70 m 2 , gắn với quy hoạch phát triển từng địa phương. Lý lẽ HoREA đưa ra là nước ta còn nghèo, nhu cầu nhà ở người dân lớn.

Ưu đãi lãi suất cho người mua nhà

Trong các nội dung kiến nghị, HoREA đề nghị cho người tiêu dùng vay lãi suất ưu đãi để mua căn hộ đầu tiên (hoặc đang có nhà ở nhưng diện tích chật hẹp dưới 5 m 2 /người). Đây là biện pháp kích cầu trực tiếp đến tay người tiêu dùng và góp phần làm hồi phục thị trường BĐS.

Giá BĐS ở Việt Nam quá cao, vì sao?

Theo ông Lê Hoàng Châu, có năm nguyên nhân khiến giá BĐS ở Việt Nam đắt hơn các nước trong khu vực. Đó là: chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng cao (mua đất theo cơ chế thị trường thiếu sự điều tiết của Nhà nước); chi phí nộp tiền sử dụng đất cao (Nghị định 69); chi phí vốn cao (chủ yếu do lãi vay cao trên 20%/năm); chi phí xây dựng, nguyên vật liệu, nhân công (do công tác thị trường và chính sách thuế chưa hợp lý); thủ tục hành chính kéo dài làm tăng chi phí quản lý, mất cơ hội kinh doanh, làm sụt giảm nguồn cung cho thị trường…

BÙI NHƠN

Theo tintuc.xalo.vn

Wednesday, April 4, 2012

Hieu qua tu cong tac dao tao nghe cho lao dong nong thon o huyen Dinh Quan

Ông Cù Thế Hành, Phòng Lao động – thương binh và xã hội huyện cho biết, Định Quán là huyện miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên 97.650 ha, gồm 14 xã, thị trấn với 194.000 nhân khẩu, trong đó có 16.790 người dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp, mức độ nhận thức về học nghề còn nhiều hạn chế. Ngay sau khi có Quyết định 1956/2009 của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh chọn Định Quán làm điểm chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án và xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020.

*Kết quả bước đầu

Lao động nữ là người dân tộc thiểu số tìm hiểu kiến thức phát triển kinh tế gia đình. Ngoài ra, Ban chỉ đạo thực hiện đề án của huyện đã tổ chức triển khai toàn bộ nội dung của đề án đến với các ban, ngành, đoàn thể của huyện, xã, thị trấn và tận các ấp, khu dân cư trên địa bàn để có tiếng nói chung trong thực hiện chính sách và tuyên truyền cho người dân nâng cao nhận thức về lợi ích của học nghề, giúp họ tìm chọn nghề phù hợp để có kiến thức và kỹ năng thực hành nhằm tìm kiếm việc làm phù hợp, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo bền vững.

Thông qua điều tra khảo sát tại 3.606 hộ dân thì có 1.635 hộ với 1.991 người có nhu cầu học nghề, chiếm tỷ lệ 45,3%. Huyện đã tổ chức dạy nghề cho 543 học viên. Trong đó có 271 học viên thuộc diện đối tượng chính sách, dân tộc thiểu số và diện nghèo; số còn lại thuộc đối tượng lao động nông thôn. Các ngành nghề tập trung đào tạo gồm đan lát, chăn nuôi gà, heo, may công nghiệp, xây dựng, hàn, tiện, sửa chữa xe máy, ô tô, sửa chữa máy vi tính. Đến nay đã có 8/17 lớp thi tốt nghiệp với 259 học viên gồm nghề đan lát, chăn nuôi gà, heo hoàn thành chương trình học. Tỷ lệ có việc làm sau đào tạo đạt khoảng 80%, đặc biệt là nghề hàn công nghệ cao tỷ lệ có việc làm là 100% thu nhập ổn định trên 4 triệu đồng/tháng; số còn lại tự áp dụng kiến thức để tạo việc làm tại gia đình mình cho thu nhập và năng suất cao.

Anh Trần Tấn Minh, ấp 2, xã Thanh Sơn, huyện Định Quán là một trong những học viên đầu tiên tham gia học nghề cho hay, trước khi học tôi đã đầu tư nuôi 200 gà mái đẻ nhưng thiếu chuyên môn chăm sóc nên thu lời không có. Sau khi học song tôi đã có kỹ thuật chăm sóc tốt gà con, chủng ngừa vác xin các loại bệnh thường xảy ra và phân bố hợp lý dinh dưỡng nên đàn gà khi trưởng thành cho lãi cao, trung bình thu lãi từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/tháng sau trừ vốn và công chăm sóc. Theo anh Minh, đây là một mô hình xóa nghèo bền vững bởi phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và gia đình anh.

Mô hình phát triển kinh tế nuôi gà trang trại. Theo ông Cù Thế Hành, kết quả đạt được sau một năm thực hiện đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện dù còn khiêm tốn nhưng với bước đầu triển khai thì kết quả như trên cũng là tiền đề để nâng cao hơn hiệu quả cho những năm tiếp theo.

*Tiếp tục lồng ghép đề án vào sâu trong cuộc sống

Kinh nghiệm cho thấy từ thực tế chính là phải tích cực tuyên truyền thường xuyên bằng các hình thức cụ thể để người dân biết rõ thông tin về chính sách của đề án trong đó có thể lồng ghép triển khai trong các cuộc họp của tổ, ấp hoặc khu dân cư trên địa bàn, ông Hành nói. Mặt khác, việc dạy nghề phải thực hiện gắn liền với các mô hình kinh tế tại địa phương; thời gian và địa điểm dạy nghề phải được tính toán sao cho phù hợp với với thời gian làm việc và khoảng cách đi lại của người lao động chẳng hạn như không dạy vào thời điểm người nông dân thu hoạch, cấy, tỉa mà có thể sắp xếp bố trí vào thời điểm phù hợp không ảnh hưởng đến công việc sản xuất và nguồn thu nhập hàng ngày của họ và cần thiết dạy vào buổi tối.

Thông qua các chương trình dạy nghề, đời sống đồng bào nghèo ngày càng khởi sắc. Ngoài ra không nhất thiết phải bó buộc đối tượng học nghề theo qui định bởi thực tế sau một năm triển khai, có một số người quá tuổi vẫn có nhu cầu tham gia học nghề phù hợp với sức khỏe và khả năng làm được như đan lát, chăn nuôi, trồng trọt nên huyện vẫn trích ngân sách hỗ trợ học phí cũng như các chế độ khác cho đối tượng đi học. Chính vì thế đã giúp nhiều lao động quá tuổi được học nghề và làm việc tại chỗ, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Ngô Phan Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm dạy nghề Định Quán cho biết, Trong công tác tuyển sinh và tư vấn học nghề, Trung tâm dạy nghề Định Quán đồng thời cũng là đơn vị đào tạo đã ký kết hợp đồng dạy nghề cho người lao động đã xuống tận các ấp, khu dân cư để tư vấn về nhu cầu học nghề mà thị trường đang có nhu cầu cũng như độ tuổi của người lao động cho phù hợp. Đối với lao động trẻ thì hướng nghiệp cho họ học những ngành nghề nhằm chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp để họ vào làm tại các KCN, cụm công nghiệp trong và ngoài huyện. Đối với lao động lớn tuổi thì hướng nghiệp cho họ bằng cách học nghề phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại chỗ như chăn nuôi, trồng trọt, đan lát…vừa phù hợp với trình độ nhận thức cũng như phục vụ cho công việc sản xuất, chăn nuôi, góp phần nâng cao năng suất và thu nhập cho người lao động.

Từ nay đến cuối năm 2011, trên cơ sở kế hoạch được giao, dự kiến huyện sẽ tập trung đào tạo nghề cho khoảng 800 học viên nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó phòng LĐ-TB&XH huyện sẽ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở xã, thị trấn xuống tận ấp chiêu sinh và phổ biến chính sách, thông tin ngành nghề để người lao động lựa chọn ngành nghề học phù hợp với bản thân. Đặc biệt, ưu tiên chiêu sinh đào tạo nghề cho lao động tại các xã xây dựng nông thôn mới như Phú Vinh, Phú Túc, Suối Nho, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của huyện.

T.L

Theo www.baomoi.com