Saturday, June 23, 2012

Lai suat lien ngan hang 6 thang 2 ngay giam 1,42

(Đất Việt) Gần 500.000 tỷ đồng nằm trong kế hoạch giải ngân Chính phủ… sẽ khiến thị trường bất động sản giải tỏa cơn khát vốn trong những tháng cuối năm. Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có một nguồn tiền lớn được bơm vào các thị trường, trong đó có thị trường bất động sản. (Đất Việt) Gần 500.000 tỷ đồng nằm trong kế hoạch giải ngân Chính phủ… sẽ khiến thị trường bất động sản giải tỏa cơn khát vốn trong những tháng cuối năm.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lãi suất bình quân liên ngân hàng ngày 8/9 kỳ hạn 6 tháng giảm 1,42% so với ngày 6/9, xuống còn 13,5%/năm.

Trước đó, ngày 6/9, lãi suất kỳ hạn này đã tăng 1,17% so với ngày 5/9, lên 14,92%/năm.

Cũng theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất các kỳ hạn 2 tuần, 1 tháng, 3 tháng cũng giảm từ 0,12 - 0,37% so với ngày 6/9, lần lượt còn 13,59%/năm , 13,58%/năm và 13,54%/năm.

Lãi suất qua đêm ngày 8/9 tăng 0,1% so với ngày 6/9, lên 13,39%/năm; lãi suất 1 tuần tăng 0,27% lên 13,65%/năm - chỉ còn thấp hơn lãi suất trên thị trường mở 0,35%.

Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giữ nguyên ở 13,5%/năm.

Nguồn: SBV/Gafin

Theo Reuters và NDHMoney, tuần từ 5 - 9/9, Ngân hàng Nhà nước bất ngờ quay lại bơm ròng 21.000 tỷ đồng trên thị trường mở.

Động thái này của ngân hàng Nhà nước chấm dứt trạng thái bơm 1.000 tỷ đồng và hút về lượng tiền đương đương kéo dài từ ngày 13/7.

Phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ ngày 8/9, tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 1,67%, thấp nhất 4 tháng. Lãi suất trúng thầu đạt 12,15%/năm, giảm 0,13% so với phiên trước đó.

Nguồn DVT.vn/SBV

Theo DVT.vn

Bất động sản châu Á bắt đầu làn sóng 'xì hơi'?

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, kiến nghị Chính phủ đừng coi BĐS là "con ghẻ", BĐS cần phải được hưởng ưu tiên như 4 đối tượng trong Nghị quyết 13, đồng thời giãn tiếp số thuế trong năm 2012 chứ không chỉ quý II. Đại diện Ngân hàng Á châu cùng thừa nhận thực tế các tổ chức tín dụng dù thừa vốn nhưng chưa sẵn sàng mở cửa cho doanh nghiệp BĐS.

Cơ hội phá băng

Box: 90% dự án BĐS chậm tiến độ

Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết hơn 90% dự án bất động sản tại thành phố đang bị chậm tiến độ. Có khá nhiều dự án sau khi công bố chào bán lại dừng thi công. Ước tính có đến 70% dự án đã ngưng hẳn thi công. Theo nhận định của các doanh nghiệp trong ngành, phần lớn dự án xây dựng dở dang ít nhiều đã bán được hàng. Song doanh nghiệp không có vốn để tiếp tục xây dựng nên khách hàng không tiếp tục đóng tiền. Doanh nghiệp lại không vay được vốn ngân hàng hoặc vay được nhưng lãi suất cao nên phải tạm dừng đầu tư.

C.Mỹ


Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia, tính: trong số 184.000 tỷ đồng thuộc ngân sách đầu tư công từ đầu năm đến nay mới giải ngân được 64.000 tỷ, còn lại 120.000 tỷ. Đồng thời còn 38.000 tỷ đồng ngân sách trái phiếu, 17.000 tỷ từ các nguồn đầu tư khác của Chính phủ, cộng với nguồn tín dụng mới khoảng 300.000 tỷ đồng, chưa kể nguồn đầu tư tư nhân khác, FDI… trong khi lạm phát đã giảm, nên tổng nguồn vốn khổng lồ này sẽ phải giải ngân theo kế hoạch từ nay đến cuối năm. Như thế thị trường BĐS sẽ trực tiếp hay gián tiếp hưởng lợi từ nguồn vốn này. Hay nói cách khác, thị trường BĐS có cơ hội phá băng.

Ông Lã Văn Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, cũng cho rằng chính sách tiền tệ, tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm nay đang ở mức âm, mà theo kế hoạch đặt ra phải tăng trưởng ở mức 15 - 17%. Như vậy những tháng cuối năm tín dụng phải tăng trung bình 2 - 3% /tháng. Từ đó sẽ mở ra cơ hội tiếp cận vốn dồi dào hơn… Việc giải ngân theo ngân sách sẽ kích thích đầu tư các công trình hạ tầng, mở đầu ra cho tồn kho xi măng và các loại vật liệu xây dựng. "Trong thời gian tới, tổng cầu thị trường sẽ được kéo lên một ngưỡng mới", ông Thịnh dự đoán.

BĐS còn thêm nhiều cơ hội nữa từ chính sách và các yếu tố khách quan của thị trường. Đó là động thái giảm, giãn tiền thuê đất, gia hạn nộp tiền sử dụng đất… theo Nghị quyết 13 sẽ đỡ cho doanh nghiệp áp lực, không phải phạt chậm nộp. Xu hướng lãi suất tiết kiệm đang giảm dần, nguồn tiền lớn trong dân đang nằm ở các kênh đầu tư như vàng, ngoại tệ, tiết kiệm… có thể quay về với BĐS. Nhiều ngân hàng đang ở trạng thái thừa vốn có chủ trương đẩy mạnh cho cá nhân vay tiêu dùng, các doanh nghiệp có nhu cầu mua sỉ dự án nhà ở, căn hộ cho cán bộ nhân viên, Nhà nước cũng có chính sách mua lại các dự án đã hoàn thiện làm nhà tái định cư, nhà cho người nghèo… Những yếu tố này, Thứ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng sẽ tạo ra một lượng cầu BĐS không hề nhỏ.

Tín dụng dần được nới, hâm nóng trở lại cho thị trường BĐS.

Đừng coi BĐS là "con ghẻ"!

Dù đã có "điểm sáng", nhưng theo ông Lê Hoàng Châu, doanh nghiệp BĐS kỳ vọng nhiều vào Nghị quyết 13, song thực tế lãi suất cho vay vẫn không hạ, trần lãi suất đầu ra 15% chỉ áp dụng 4 nhóm đối tượng trong đó không có đối tượng BĐS. Ông Châu đề nghị BĐS cũng phải được hưởng ưu tiên, đồng thời giãn tiếp số thuế trong năm 2012 chứ không chỉ quý II.

Ông Huỳnh Xuân Trung, Phó tổng giám đốc Công ty địa ốc ACB, cho rằng người mua nhà vẫn đang có tâm lý chờ giá nhà và lãi suất giảm hơn nữa. Cùng với tâm lý đề phòng rủi ro, vì sau khi giao tiền, 2 - 3 năm sau mới nhận nhà.... do đó Nhà nước nên áp dụng chính sách không tính thuế VAT trong 1 - 2 năm cho các dự án căn hộ, đặc biệt đối với những đối tượng người thu nhập thấp, người nghèo. Đồng thời rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận sử dụng căn hộ xuống khoảng 6 tháng sau khi bàn giao, thay vì 3 - 4 năm như trước nay.

322/500 sàn giao dịch BĐS đóng cửa

Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, hiện có 322/500 sàn giao dịch bất động sản (BĐS) tại thủ đô đóng cửa, không có giao dịch. Thống kê này được tổng hợp từ các sàn giao dịch BĐS chính thống và cơ quan thuế thuộc 29 quận, huyện. Tuy nhiên, trong số này có 122 sàn ngừng hoạt động là những sàn không tìm được địa chỉ, không tồn tại dù đăng ký kinh doanh vẫn còn. Cũng theo Sở Xây dựng, số lượng người muốn giao dịch mua bán BĐS qua sàn tại Hà Nội khá khiêm tốn. Đa số giao dịch qua sàn là sản phẩm của chủ đầu tư dự án thực hiện.

P. Huyền


Đang đọc nhiều:

1.000 tỷ đồng tranh chấp tại Sacombank sẽ thuộc về ai?
Chơi 'cún ngoại' ngàn USD... lãi khủng
PetroVietnam dẫn đầu 'Top Doanh nghiệp Nhà nước nợ khủng'
Khi 'mác' người đẹp Việt bị đem ra... câu khách
Căn hộ chung cư đua phá giá, khách hàng vẫn chùn tay
Thêm nạn nhân mất hàng chục tỷ đồng cho dự án Thanh Hà Cienco5
Ngắm người đẹp 'ngả ngốn' hết cỡ bên xế hộp
Keangnam hời hợt lý giải 'nhốt' cư dân trong thang máy giữa đêm
UBND quận Cầu Giấy nói gì về việc bị tiểu thương 'bao vây'?
Choáng: Honda Wave 2013 siêu tiết kiệm giá tận 58 triệu đồng
Hoảng hồn vì giòi 'lúc nhúc' trong thịt lợn

Chưa lúc nào Chính phủ quan tâm đến thị trường bất động sản (BĐS) như hiện nay. Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có một nguồn tiền lớn được bơm vào các thị trường, trong đó có thị trường BĐS. Thị trường BĐS có thể không nóng lên nhanh chóng, nhưng chắc chắn sẽ phục hồi trong 3 - 4 tháng tới", TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhấn mạnh tại Hội thảo "Vực dậy nguồn lực BĐS" do Hiệp hội BĐS Việt Nam phối hợp với Báo Lao động tổ chức tại TP. HCM ngày 31/5.

Theo ông Nghĩa, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để "phá băng" thị trường BĐS thông qua nhiều chính sách như Công văn 8844 ngày 14/11/2011 của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến việc mở rộng cho vay sửa chữa nhà, mua nhà bằng tiền lương, cho vay hoàn thiện dự án kết thúc trong năm 2012. Kế đến, ngày 4/2/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một chỉ thị với nội dung nới lỏng hơn đối với tín dụng BĐS; cho vay cả các dự án hoàn thành sau năm 2012 và đưa BĐS ra khỏi diện không khuyến khích cho vay. Đặc biệt, có tính quyết định hơn cả là các gói tài chính được ban hành mới đây nhằm hỗ trợ DN và thị trường như giảm thuế VAT, giảm thuế thu nhập DN; giảm tiền thuê đất, sử dụng đất; bỏ lãi suất phạt quá hạn…

Từ nay đến cuối năm, dự kiến sẽ có nguồn tiền lớn được bơm vào thị trường BĐS

Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, dù đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, nhưng biện pháp mang tính sống còn hiện nay là vấn đề xử lý nợ xấu của DN. Phải giải quyết được vấn đề suy kiệt nguồn vốn của DN và đóng băng tín dụng, để DN có vốn hoạt động và đầu tư, thì kinh tế hồi phục và thị trường BĐS sẽ hồi phục theo.

"Tôi rất tâm đắc với ví von của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước rằng, cả dòng xe tắc nghẽn bởi chiếc xe đi đầu bị hỏng và nằm ngang đường. Chúng ta đi giải quyết những chiếc xe đi sau sẽ không giải quyết được vấn đề gì. Cách tốt nhất là phải bốc chiếc xe bị hỏng ra khỏi lòng đường mới giải quyết được vấn đề", ông Nghĩa nói và nhấn mạnh, biện pháp xử lý nợ xấu chính là cái gốc để giải quyết vấn đề khó khăn hiện nay.

Theo ông La Văn Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), thời gian qua, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ xem xét giảm tiền thuê đất đối với các DN đang thuê đất của Nhà nước. Những DN sử dụng đất thuê cũng đã giảm bớt được áp lực về tài chính... Mới đây nhất, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết 13, nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, hỗ trợ thị trường giảm tiền thuê đất, gia hạn tiền sử dụng đất phải nộp.

"Đến nay, trong 15 vấn đề được TP. HCM tập hợp và đề xuất, Bộ Tài chính đã xử lý được 9 vấn đề như: phân cấp thẩm quyền xác định thời điểm bàn giao đất, xác định thời điểm bắt đầu tính tiền, bổ sung nghĩa vụ tài chính… Bộ sẽ đề xuất gỡ những vấn đề còn lại trong thời gian tới", ông Thịnh cho biết.

Ở góc độ cung cấp vốn cho thị trường BĐS, ông Từ Tấn Phát, Giám đốc Khối khách hàng cá nhân, Ngân hàng ACB cho rằng, thực tế hiện nay ngân hàng đang thừa vốn nhưng vẫn chưa quyết định mở cửa mạnh cho lĩnh vực BĐS, lãi vay vẫn còn cao với đối tượng vay. Tuy nhiên, theo ông Phát, hiện các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán có nhiều biến động, lãi tiền gửi đang giảm mạnh, nên khách hàng không còn thấy hấp dẫn và sẽ chuyển sang kênh BĐS.

"Mặc dù các DN vẫn khó tiếp cận trực tiếp được nguồn vốn lãi suất thấp, nhưng nhiều ngân hàng đang có chính sách liên kết với DN BĐS để thực hiện các chương trình bán hàng ưu đãi. Kỳ vọng với những yếu tố này, thị trường BĐS sẽ phục hồi trong vài tháng tới", ông Phát nói.

Thị trường bất động sản có khả năng khởi sắc vào cuối năm.

Phần lớn chuyên gia tại Hội thảo đều nhìn thị trường thời gian tới với nhiều kỳ vọng, nhưng cũng có ý kiến lo ngại, kỳ vọng này quá lạc quan. Bởi thực tế, nhìn từ các nước như Mỹ, Nhật Bản, sau những đợt suy thoái kinh tế, lĩnh vực BĐS tốn khá nhiều thời gian để phục hồi. Hơn nữa, nếu chúng ta sử dụng những gói kích cầu, nếu không thận trọng, tình trạng lạm phát cao sẽ quay trở lại.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, điều này không đáng lo ngại. Theo ông Nam, xét ở góc độ tín dụng, nhìn từ năm 2010 trở về trước, trung bình tín dụng tăng trưởng mỗi năm ở mức 30%, thậm chí có năm lên đến 53%. Còn năm nay, mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức từ 15 - 17%/năm, nhưng 5 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng đang bị âm 0,6%. Còn kênh đầu tư công, theo Nghị quyết của Quốc hội, từ nay đến năm 2015, mỗi năm ngân sách chỉ chi khoảng 180.000 tỷ đồng, cộng với 45.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ, tính ra mỗi năm đầu tư công 225.000 tỷ đồng, giảm rất mạnh so với trước đây. Những con số này khiến chúng ta có thể tự tin rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát sẽ được đảm bảo.

"Thời gian tới, ước sẽ có khoảng 500.000 tỷ đồng từ nhiều nguồn sẽ được bơm ra thị trường. 5 tháng đầu năm, nguồn vốn này chưa được giải ngân và sẽ được giải ngân trong thời gian tới", ông Nam nhấn mạnh và cho rằng, đây là nguồn vốn vô cùng quan trọng để kích thích nền kinh tế và thị trường BĐS dần hồi phục.

Các bài đọc nhiều:

> M&A lĩnh vực BĐS: Nghiêng về doanh nghiệp nội

> Ông Phan Thành Mai: Thị trường BĐS đang diễn biến theo chiều hướng khả quan

> Cơ hội nào cho bất động sản và ngoại hối?

> Căn hộ 25m2: Giá đâu có rẻ

> FPT City: Căn hộ 25m2 phải chung nhau sổ đỏ

> Công bố dự án FPT City Đà Nẵng tại Hà Nội

> Căn hộ diện tích nhỏ: "Tâm điểm" của giới đầu tư

(Theo ĐTCK)


No comments:

Post a Comment