Saturday, June 16, 2012

Dia ly chu khong phai kinh te moi la yeu to giup on dinh Trung Quoc

Kể từ khi được ra mắt năm 2000, chiến lược phát triển "về phía Tây" đã giúp Trung Quốc thu hút được 325 tỷ USD vốn đầu tư trong và ngoài nước. (HNMO)- Thanh khoản và điểm số giảm dần đều, các ngưỡng hỗ trợ liên tục bị phá vỡ là điều mà các nhà đầu tư có thể thấy được ở thị trường chứng khoán trong thời điểm này. Dù cho nhiều thông tin tích cực xuất hiện như giảm giá xăng, CPI hạ nhiệt, các gói giải cứu của chính phủ cho doanh nghiệp… cũng khó thay đổi được xu hướng điều chỉnh của thị trường. ...

Một sân bay hào nhoáng với chi phí đầu tư 1,4 tỷ USD, một tàu cao tốc đầu đạn trị giá 5,2 tỷ USD cùng dự án xây dựng nhà máy điện tử Samsung 7 tỷ USD, dự án đầu tư công nghệ cao của nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc, tất cả là những dấu hiệu cho thấy ý định kinh tế của Bắc Kinh tại thành phố cổ Tây An.

Cùng với đường tàu điện ngầm trị giá 1,4 tỷ USD và các tòa tháp chọc trời liên tục mọc lên tại thành phố cố đô 3.000 năm tuổi, có thể thấy rằng đầu tư vào tài sản cố định vẫn là hướng đi chính cho tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc - xu hướng này đã kéo dài suốt ba thập kỷ qua và sẽ còn tiếp diễn trong nhiều thập kỷ tới.

Trong tất cả các cuộc thảo luận về tái cân bằng kinh tế nhằm bảo vệ Trung Quốc tránh khỏi những nguy cơ bên trong và bên ngoài, định hướng thực sự trong ngắn hạn đối với tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chính là yếu tố địa lý - tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực phía Tây.

Học giả hàng đầu về mô hình phát triển kinh tế Trung Quốc, ông Zhang Wei Wei cho biết: "Trước hết, chính phủ Trung Quốc cho triển khai thí điểm ở khắp mọi nơi. Một số điểm tốt xuất hiện và những điểm tốt nhất được chính quyền trung ương giữ lại và khuyến khích những khu vực khác học tập theo."

Theo nghiên cứu của ông Zhang, sự trỗi dậy của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào nỗ lực có ý thức của Bắc Kinh trong việc hoàn thiện mô hình phát triển đô thị, giảm bớt đói nghèo tại nông thôn và nâng cao quyền lực tại chính quyền trung ương.

Điều đó ngụ ý rằng việc đầu tư vào tài sản cố định trên quy mô lớn trong thập kỷ qua đã giúp Trung Quốc tích lũy được khối tài sản dự trữ lên tới 3,3 nghìn tỷ USD và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là nước xuất khẩu lớn nhất và là động lực quan trọng đối với tăng trưởng toàn cầu.

Thực vậy, việc đô thị hóa theo chiều sâu là cách duy nhất giúp Tây An và hàng chục thành phố khác đạt được tốc độ phát triển nhanh chóng. Nhờ sự phát triển này, Bắc Kinh có thể thực hiện tốt cam kết nâng cao thu nhập người nghèo và đạt được ổn định xã hội.

Kể từ khi được ra mắt năm 2000, chiến lược phát triển "về phía Tây" đã thu hút được nguồn vốn đầu tư khổng lồ 325 tỷ USD cho Trung Quốc. Đó cũng là minh chứng điển hình cho mô hình hành động đồng thời là bằng chứng tiêu biểu nhất về sự bền vững của kinh tế của Trung Quốc đối với các nhà đầu tư dài hạn.

Tổng giám đốc công ty Applied Materials tại Tây An nhận xét: "Đó là một mục tiêu chiến lược có chủ đích. Chính sách "về phía Tây" của Bắc Kinh đã mang đến một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng, giúp Tây An có thể đón nhận nhiều cơ hội hơn trong 10 năm tiếp theo."

Tuy nhiên, việc Trung Quốc duy trì đầu tư bất chấp những nguy cơ ngày một gia tăng về sự mất ổn định của nền kinh tế trong nước khiến Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) không khỏi lo ngại.

Đại diện IMF tại Trung Quốc, ông Murtaza Syed nhận định: "Chúng tôi lo ngại chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục đầu tư quá mức trong khi nền kinh tế bắt đầu có dấu hiệu suy yếu trong khoảng 4 đến 5 năm tới."

Từ trước tới nay, chưa một nền kinh tế nào có quy mô tương đương với Trung Quốc có thể duy trì tốc độ đầu tư trong một khoảng thời gian dài như vậy. Dữ liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy tổng chi phí đầu tư của Trung Quốc đã tăng từ 36,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên 45,4%. IMF dự báo rằng tỷ lệ này sẽ duy trì ở mức 45% GDP trong vòng 5 năm tới.

"Điều khiến chúng tôi quan tâm là số tiền đầu tư này sẽ được sử dụng như thế nào. Liệu nó được chi tiêu vào thị trường toàn cầu, hay thị trường trong nước, hay thậm chí dẫn tới các khoản nợ xấu?" ông Syed nói.

Đó là lý do vì sao Trung Quốc cho cắt giảm đầu tư vào bất động sản sau khi Bắc Kinh bơm 4.000 tỷ nhân dân tệ (635 tỷ USD) để kích thích tài chính trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã tạo nên một làn sóng phát triển điên cuồng trong lĩnh vực bất động sản.

Đó là một bài học cho thấy chi tiêu vào tài sản cố định có thể đi chệch hướng. Để tránh không lặp lại sai lầm đó, Trung Quốc phải chấp nhận việc tăng trưởng kinh tế về ngắn hạn có thể bị chậm lại.
Nguồn Reuters, CNBC/DVT



Kết thúc tuần qua, sàn HOSE có 4 phiên giảm và 1 phiên tăng. VN-Index mất đi tổng cộng 8.58 điểm và trôi xuống mốc 428.8 điểm. Thanh khoản tuần đạt 283 triệu đơn vị, tiếp tục giảm 22% so với tuần trước. Giá trị giao dịch cả tuần đạt khoảng 4.519 tỉ đồng, giảm 25%.

Việc VN-Index liên tục để mất các ngưỡng hỗ trợ trong thời điểm này được đánh giá là do tâm lý của nhà đầu tư. Trải qua quãng thời gian tăng mạnh, một bộ phận lớn nhà đầu tư đã có lãi nên thị trường chỉ cần có dấu hiệu chững lại là họ sẽ chốt lời bằng mọi cách. Khi lượng bán có xu hướng tăng thì bên mua lại chùn tay, không nhiều nhà đầu tư dám mạo hiểm trong thời điểm thị trường đang mạnh dạn chốt lời. Đó có thể coi là nguyên nhân chủ yếu khiến VN-Index liên tục đi xuống trong khi có nhiều thông tin tốt hỗ trợ.

Trên sàn Hà Nội, HNX-Index có 2 phiên tăng và 3 phiên giảm. HNX-Index đóng cửa tuần ở mức 74.36 điểm, giảm 1.7 điểm. Khối lượng giao dịch cả tuần giảm 26%, đạt 194.7 triệu đơn vị.

Tình hình u ám của chứng khoán thế giới cũng đã phần nào tác động đến chứng khoán Việt trong thời gian qua. Nạn thất nghiệp gia tăng ở Mỹ và nợ công Châu Âu khiến cho phố Wall có tháng giao dịch tồi tệ nhất trong vòng 2 năm. Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đồng loạt giảm từ 6.2% - 7.2%. Hơn nữa, thói quen đã biến thành tục ngữ: "Sell in May and go away" (bán "chứng" vào tháng 5 và đi chơi) của giới đầu tư khiến cho đây là thời điểm khó khăn với bất kì thị trường chứng khoán nào.

Nhận định về tuần mới, các công ty chứng khoán tiếp tục đưa ra các quan điểm thận trọng. Chưa có nhiều dấu hiệu chứng tỏ đợt điều chỉnh sẽ chấm dứt trong ngắn hạn. Ngay cả khi có nhiều thông tin khách quan hỗ trợ, thị trường cũng không thể quay đầu tạo xu hướng mới thì rất có thể những đợt giảm mạnh hơn vẫn còn đang chờ đợi hai sàn thời gian tới đây. Vì vậy, các nhà đầu tư ngắn và trung hạn nên ưu tiên giữ tiền mặt và không nên mua đuổi trong các phiên tăng.

Thông tin được nhiều nhà đầu tư quan tâm trong tuần này là việc Bộ Tài chính ban hành thông tư 52 hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán. Điểm khác biệt nổi trội của thông tư này so với 09/2010 BTC cũ là việc hạn chế quyền "mua bán cùng lúc" của các cổ đông nội bộ.

Những giao dịch vừa mua vừa bán của các cổ đông nội bộ (thường là các nhân sự chủ chốt của công ty) lâu nay vẫn gây phản cảm cho đại bộ phận các nhà đầu tư bình thường. Các cổ đông nội bộ có thể lợi dụng ưu điểm này để dễ dàng lướt sóng. Ví dụ như đăng kí bán ra một lượng lớn cổ phiếu khiến giá giảm rồi lập tức mua lại ở giá thấp hơn. Tuy vậy, từ 1/6 khi thông tư mới có hiệu lực, các cổ đông nội bộ sẽ phải tiến hành mua và bán riêng rẽ, tạo được sự minh bạch cho thị trường và niềm tin cho đại bộ phận các nhà đầu tư.

Mã tin:
996101
Diện tích:
32 m2
Giá bán:
130 Triệu
Tỉnh Thành:
Hà Nội 2
Quận-Huyện:
Quận Hà Đông
Vị trí:
ĐTM Văn Quán
Loại BĐS:
Tất cả
Hướng BĐS:
Tất cả
Click:
72
Nhượng 32m2 đất giãn dân Văn Quán - Hà Đông. Đang có nhà mái bằng đường ô tô đỗ cửa , mt 3,2m, 2 mặt thoáng trước sau. SĐCC. Cần bán gấp. Giá TT

No comments:

Post a Comment